Thủ Tục Chuyển Đổi Loại Hình Doanh Nghiệp


Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một nội dung của tái cấu trúc doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đem lại sự thuận lợi và nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu kinh doanh của khách hàng. Để việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được suôn sẻ hãy liên hệ ngay tới eSmart! để được tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí !

Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  1. Chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên
  2. Chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH hai thành viên
  3. Chuyển đổi từ Công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên
  4. Chuyển đổi từ Công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần
  5. Chuyển đổi từ Công ty TNHH hai thành viên thành công ty TNHH một thành viên
  6. Chuyển đổi từ Công ty TNHH hai thành viên thành công ty cổ phần
  7. Chuyển đổi từ công ty Công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên
  8. Chuyển đổi từ Công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

1. Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư (mẫu I-6 nếu đã đăng ký lại; mẫu I-15 nếu chưa đăng ký lại. Nhà đầu tư tham khảo hướng dẫn cách ghi các mẫu văn bản trên tại phụ lục IV-1 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc thay đổi của:
  • Chủ sở hữu Công ty (đối với Công ty TNHH 1 thành viên)
  • Hội đồng thành viên Công ty (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên)
  • Đại Hội đồng cổ đông (đối với Công ty Cổ phần)
  • Các Bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh (đối với dự án hoạt động dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh)
* Lưu ý: Quyết định và Biên bản họp phải ghi rõ nội dung được điều chỉnh trong Điều lệ Công ty
KÈM THEO:
– Trường hợp chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên :
Hợp đồng chuyển nhượng (kèm các giấy tờ chứng nhận đã hoàn tất việc chuyễn nhượng có xác nhận của công ty) hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng cho một phần quyền sở hữu của công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số cá nhân khác
Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp đối với trường hợp công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số cá nhân khác.
Trường hợp chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên:
Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty và các giấy tờ chứng nhận đã hoàn tất việc chuyễn nhượng có xác nhận của công ty.
Trường hợp chuyển đổi công ty TNHH thành công ty Cổ phần và ngược lại:
+ Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng nhận đã hoàn tất việc chuyễn nhượng có xác nhận của công ty hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư
3. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần). Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký (và được ký từng trang):
  • của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; của người đại diện theo pháp luật
  • của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần
(Tham khảo soạn thảo Điều lệ công ty tại: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/Tiếng Việt/Thủ tục cấp đăng ký doanh nghiệp và biểu mẫu chi tiết. Nội dung điều lệ phải đầy đủ nội dung theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp.)
4. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp – theo mẫu I-8 hoặc I-9 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 hoặc mẫu II-4 của Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư
6. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của Nhà đầu tư mới:
– Đối với Nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác còn hiệu lực (Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ).
– Đối với Nhà đầu tư là pháp nhân:
Áp dụng cho hồ sơ điều chỉnh của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần và công ty Hợp danh: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác.
Áp dụng cho hồ sơ hồ sơ điều chỉnh của công ty TNHH 1 thành viên: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liêu tương đương khác của chủ sở hữu công ty (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước).
F Đối với tài liệu của tổ chức nước ngoài thì các văn bản trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ)
7. Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền.
8. Bản giải trình lý do điều chỉnh; những thay đổi so với dự án đang triển khai (đối với dự án thuộc diện thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư – Điều 52 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006)
9. Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án (Doanh nghiệp download mẫu tại địa chỉ này)
10. Báo cáo năng lực tài chính của Nhà đầu tư do Nhà đầu tưtự lập và chịu trách nhiệm [nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư mà Nhà đầu tư sử dụng để đầu tư và Nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án. Nhà đầu tư  có thể nộp kèm xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (đối với Nhà đầu tư cá nhân) hoặc Báo cáo tài chính (đối với nhà đầu tư là pháp nhân) để chứng minh]
11. Báo cáo về thương nhân mua hàng nhập khẩu theo quy định tại Khoản 2-Mục III của Thông tư số 05/2008/TT-BCT ngày 14 tháng 04 năm 2008 của Bộ Công thương về sửa đổi, bổ sung Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17 tháng 7 năm 2007. (chỉ yêu cầu đối với doanh nghiệp đã có chức năng thực hiện quyền nhập khẩu mà không thực hiện quyền phân phối hàng hóa).

Hóa đơn khi thay đổi loại hình doanh nghiệp

Căn cứ Điều 25 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ:
“Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được gửi cùng Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụcó trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế”.
Trường hợp Công ty chuyển đổi hình thức sở hữu thì Công ty phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 153/2010 nêu trên gửi cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN đến thời điểm chuyển đổi, đồng thời Công ty phải khởi tạo hóa đơn mới và làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn để sử dụng theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC.

Dịch vụ tư vấn của eSmart!

Phương thức tư vấn:
  • Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp trực tiếp và thực hiện dịch vụ pháp lý tại văn phòng;
  • Tư vấn Qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến;
  • Tư vấn qua Email bằng hình thức liên hệ đến hòm thư.
Nội dung tư vấn:
1.  Tư vấn quy định của pháp luật về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
  • Thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên của từng công ty để thông qua quyết định chuyển đổi  doanh nghiệp;
  • Chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên/2 thành viên trở lên thành công ty cổ phần;
  • Chuyển đổi từ công ty cổ phần thành công ty công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên/1 thành viên;
  • Chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp (Mô hình và Cơ cấu tổ chức,  phương thức hoạt động và điều hành, mối quan hệ giữa các chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông, tỷ lệ và phương thức góp vốn, các nội dung khác có liên quan);
  • Hoàn thiện hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bao gồm: Tư vấn và hoàn thiện Biên bản họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, Quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, Đề nghị đăng ký chuyển đổi, Danh sách thành viên/Cổ đông, Điều lệ công ty và các giấy tờ khác có liên quan;
  • Tư vấn các nội dung khác có liên quan.
Liên hệ ngay tới eSmart! để được tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí !